ho dai dẳng là gì và nguyên nhân,tác hại của bệnh ?

Định nghĩa về bệnh Ho: Ho là phản xạ bảo vệ và làm sạch đường thở bị kích thích với các chất tiết, dị vật, vi sinh vật, … , tác nghẽn đường thở. Phản xạ ho bao gồm ba dai đoạn chính là :hít vào, cơ chế buộc phải thở ra, hơi ép vào thanh quản đang đóng kín, lượng không khí trong phổi thoát mạnh ra ngoài sau khi phế quản mở ra, thường kèm theo âm thanh đặc trưng.

Ho có thể xảy ra một cách cố ý lẫn vô ý. Phần nhiều thì ho do bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra như: viêm xoang, nghẹt mũi, amydam,… . Ngoài ra còn có tác động bên ngoài như: ô nhiễm môi trường, hút thuốc lá, không khí lạnh, uống nước lạnh….

Ho theo nhiều dạng:

  • ho gà
  • ho gió, ho khan
  • ho dai dẳng
  • ho tắc tiếng
  • ho ra máu

khái niệm, nguyên nhân,  của ho dai dẳng và cách chữa bệnh :

 Khái niệm:

Ho dai dẳng là bệnh lý hết sức bình thường ở chúng ta, tuy nhiên, việc ho dai dẳng, kéo dài mãi không dứt lại là một tình trạng khá không bình thường. Chính vì thế, khi bị ho dai dẳng kéo dài, bạn không nên chủ quan, mà cần đến bác sĩ để khám để xem nguyên nhân tại sao lại có tình trạng này để có những phương pháp trị ho đúng và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân: thực ra có rất nhiều nguyên nhân nhưng từ dị ứng thời tiết là một trong những nguyên nhân gây ho dai dẳng.

Ho dai dẳng do dị ứng thời tiết

Những điều kiện của thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm thay đổi một cách đột ngột ảnh hưởng đến vòm họng rất nhiều, và dẫn đến tình trạng ho rất phổ biến.

Biểu hiện của ho do dị ứng thời tiết là thường phát tác vào lúc mới đi ngủ, hoặc sau khi ngủ dậy buổi sáng, hay thậm chí là thay đổi tư thế chúng ta cũng bị ho.

Ho do dị ứng thời tiết thường không kéo dài, và cũng không nguy hiểm, Tuy nhiên, nếu tình trạng tiếp tục diễn ra trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến viêm nhiễm, do đó bạn cũng cần lưu ý hết sức.

Ho dai dẳng do môi trường sống bị ô nhiễm

Hệ thần kinh phó giao cảm rất mẫn cảm với nấm mốc, giấy vụn, khói bụi, phấn hoa, lông động vật…do đó, nếu sống trong môi trường thường xuyên có những vật thể lạ này bay trong không khí sẽ không tránh khỏi khiến hệ thần kinh phó giao cảm bị tác động và gây ra ho

Biểu hiện của loại ho này là các cơn ho thường xuất hiện khi tiếp xúc với vật thể gây dị ứng, và sẽ ngừng khi không có các tác nhân này nữa.

Ho dai dẳng do nhiễm trùng, nhiễm virus

Những virus cúm, siêu vi cảm…là những tác nhân gây ống thở bị nhạy cảm và gây ho. Bên cạnh những dấu hiệu ho, bệnh nhân có thêm những biểu hiện khác như viêm họng, viêm phế quản, cảm cúm kéo dài…kép thẹo những dấu hiệu như chảy nước mũi, khó chịu ở mũi,,.

Với tình trạng ho này, bạn chỉ cần chữa bệnh cảm, cúm là có thể chữa khỏi ho.

Ho dai dẳng do tác dụng phụ từ thuốc

Những bệnh nhân bị huyết áp cao thường uống một số thuốc dùng điều trị huyết áp cao, suy tim có khả năng ức chế men chuyển gây ra phản ứng phụ là ho khan.

Biểu hiện của ho do tác dụng phụ của thuốc là: những cơn ho trong trường hợp này thường kéo theo ngứa họng và xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm, có người ho rất dữ dội. Khi chuyển thuốc khác, triệu chứng ho sẽ hết. Một số loại thuốc gây ho điển hình là: captopril (Capoten), enalapril maleate (Vasotec), và lisinopril (Prinivil, Zestril, hoặc Zestoretic)…

Ho dai dẳng do ráy tai quá nhiều

Một trong những nguyên nhân khá phổ biến, nhưng không mấy ai để ý đến là ho do trong tai có những vật thể lạ hoặc có quá nhiều ráy tai.

Đối với những người ho dai dẳng do nhiều ráy tai thường có kèm thêm những biểu hiện như ngứa ngáy, khó chịu ở tai. Khi đó, cần nói với bác sĩ để bác sĩ có thể kiểm tra trước tiên để lấy những vật thể lạ ra khỏi tai.

Cách trị ho dai dẳng:

Tùy từng nguyên nhân gây ra ho mà bác sĩ sẽ cho bạn những phương thuốc trị ho khác nhau, dưới đây là một số cách trị ho thông dụng mà rất hiệu quả:

Dùng thuốc long đờm

Các thuốc ho không cần kê đơn chứa chất long đờm như guaifenesin sẽ làm sạch chất nhầy và các dịch tiết khác, giúp bạn dễ thở hơn.

Dùng thuốc ho

Các thuốc ho không cần kê đơn thường chứa dextromethorphan, có thể tạm thời giảm ho khan.

Nhấm nháp trà xanh

Hàng trăm năm nay, uống trà nóng đã được xem như một cách giảm ho. Trà xanh giàu chất chống ôxy hóa có thể làm giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên.

Giữ cho cơ thể đủ nước

Uống đủ nước luôn là một ý kiến hay, nhất là khi bạn bị ho. Nước sẽ làm ẩm cổ họng của bạn, và do đó, tình trạng ho sẽ giảm đáng kể. Chính vì thế, khi bị ho, bạn nên thường xuyên uống nước ấm để giữ cổ họng tránh bị khô

Dùng thuốc ngậm

Đương nhiên, khi tình trạng ho kéo dài, thì bạn nên tính đến chuyện dùng thuốc, và thuốc ngậm ho là một trong những lựa chọn thông minh. Loại thuốc này rất tốt trong việc làm dịu họng khô, và giảm cơn ho. Nếu không có thuốc ngậm, ngậm kẹo cứng cũng giúp giảm ho khan.

Ngoài ra, bôi dầu menthol thơm cũng có thể giúp thông mũi, làm giảm ho ban đêm.

Dùng mật ong chữa ho dai dẳng

Mật ong thường được dùng để giảm ho cho mọi lứa tuổi. Nhưng mật ong có thể làm giảm ho ban đêm ở trẻ em. Thực chất mật ong hoạt động như các thuốc chứa dextromethorphan. Tuy nhiên, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì mật ong có thể chứa các tạp chất và nguy cơ ngộ độc ở trẻ nhỏ.

Nằm gối cao khi ngủ

Nằm gối cao có thể làm giảm ho do ướt phía sau mũi. Ngủ theo cách này cũng giúp giảm bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (căn bệnh có thể gây ho).

Ngoài ra, trước khi đi ngủ, bạn có thể dùng thuốc xịt trị ho để có thể giúp thông cổ họng, cũng như trị ho hiệu quả

Đổi thuốc trị ho ban đêm

Thuốc kháng histamin có thể khiến bạn lơ mơ khi làm việc. Tuy nhiên, dùng vào ban đêm, thuốc sẽ giúp ngừng ho và bạn có thể ngon giấc đến sáng.

Một điều rất quan trọng là khi bạn bị ho dài ngày mà không đỡ, hãy đi khám bệnh, vì ho có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng hơn, như viêm xoang mạn, trào ngược, hen, viêm phế quản, viêm phổi.

Có một số lưu ý khi điều trị chứng ho dai dẳng ở trẻ em:

* Bố mẹ không nên dùng các loại thuốc ho dành cho người lớn và chia nhỏ liều lượng cho trẻ uống, vì có thể có tác dụng phụ đối với trẻ em. Một số loại thuốc ho mạnh có thể khiến trẻ em bị ngộ độc, thậm chí tử vong.

*Các loại thuốc ho chứa antihistamine (chlorpheniramine, dexchlorpheniramine, alimemazine,…) chỉ nên dùng khi trẻ ho khan và đúng chỉ định theo lứa tuổi, khi trẻ có biểu hiện dị ứng hay vẫn tiếp tục ho hoặc ho càng lúc càng nặng lên thì đến ngay bệnh viện gần nhất.

*Khi trẻ ho có đàm không nên dùng các loại thuốc ức chế ho (thường chứa antihistamine hay dextromethorphan) mà nên dùng các thuốc giúp long đàm, giúp ho hiệu quả.

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *