Một công ty dược thường tuyển dụng liên tục một số vị trí đặc biệt là trình dược viên vì thế để trở thành người trúng tuyển bạn phải tạo được ấn tượng và khẳng định sự khác biệt của bản thân so với các ứng viên khác. Những kinh nghiệm phỏng vấn công ty dược được chia sẻ sẽ giúp bạn có ưu thế hơn trong vòng phỏng vấn đó.
Dưới vai trò là một nhà tuyển dụng, công ty EU chia sẻ cho các bạn BÍ MẬT TUYỂN DỤNG mà hầu hết các công ty dược đều áp dụng trong cuộc phỏng vấn.
-
Giới thiệu về bản thân
Mặc dù đang cầm trong tay CV đầy đủ thông tin của bạn, nhưng các nhà tuyển dụng thường muốn bạn tự giới thiệu về mình để đánh giá mức độ tự tin, khả năng chọn lọc và trình bày thông tin trong một khoảng thời gian ngắn.
Mẹo để có được câu trả lời ấn tượng:
- Bạn chỉ nên giới thiệu sơ lược về các thông tin về cá nhân sau đó tránh dài dòng mất thời gian mà nên tập trung vào phần chia sẻ ngắn kinh nghiệm bạn có được ở vị trí gần đây nhất. Ngoài ra, nếu còn thời gian bạn có thể trình bày về các phẩm chất mà bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này.
-
Trình bày điểm mạnh và điểm yếu trong cuộc phỏng vấn công ty dược
Trình bày các kinh nghiệm, tố chất của cá nhân để gây ấn tượng cho các nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn công ty dược. Đừng bao giờ nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ tự tìm xem bạn có tố chất gì phù hợp với công việc của họ, bạn hãy nói cho nhà tuyển dụng biết bạn có tố chất gì mà họ đang mong đợi.
Mẹo dành cho bạn tại bước này là:
- Xác định rõ điểm mạnh của mình (kinh nghiệm, kĩ năng, học vấn,..) và “soạn sẵn” của mình những điểm mạnh phù hợp nhất với yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Các kỹ năng thường được đánh giá cao:
- Tự tin, giao tiếp tốt
- Có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan
- Nhanh nhạy, linh hoạt xử lý các tình huống
- Chăm chỉ, hòa đồng, không ngại việc khó
- Chủ động trong công việc và biết cách rút kinh nghiệm từ những sai lầm
-
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Câu hỏi này nhằm khai thác khả năng, tham vọng của bạn cũng như khả năng lập kế hoạch cho tương lai của chính mình. Nhà tuyển dụng muốn xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn có phù hợp với những mục tiêu, chiến lược lâu dài hoặc nhu cầu nhân sự trước mắt của công ty hay không.
Nhưng bạn phải thật chú ý vì đây là một câu hỏi nhà tuyển dụng thường hay hỏi xoáy và tìm ra điểm trừ của bạn. Vì thế hãy đảm bảo mục tiêu của mình rõ ràng, hợp lý và có tính khả thi. Bạn cũng nên chia mục tiêu theo từng giai đoạn
- Mục tiêu trước mắt: Tôi muốn tìm được công việc phù hợp và có thể đi làm ngay.
- Mục tiêu ngắn hạn (1 – 2 năm); Mục tiêu trung hạn (3 – 5 năm tới); Mục tiêu dài hạn (5 – 10 năm tới)
-
Những kinh nghiệm và trải nghiệm bạn có được từ các công việc trong lĩnh vực liên quan.
Trong câu hỏi này bạn phải phô ra hết được những kinh nghiệm bạn có được từ các công việc trước và tạo được sự liên kết giữa các kĩ năng bạn có được phù hợp ra sao với vị trí bạn đang ứng tuyển. Hãy cố gắng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những và thành quả bạn đạt được. Nếu bạn chỉ có kiến thức đã học tập từ trường lớp thì hãy cố gắng bày tỏ tham vọng nếu có cơ hội sẽ áp dụng kiến thức đó vào công việc thực tế ra sao.
(Còn nữa)