Mỗi khi trời trở lạnh, mùa đông về là các bệnh viện đều ghi nhận rất nhiều ca viêm phế quản trẻ em. Thậm chí có những cháu đã biến chứng thành viêm phổi do điều trị không đúng cách. Hoặc do ngay từ đầu phụ huynh đã chủ quan, không chú ý đến những triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em để có thể điều trị kịp thời.
Vậy bệnh viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, có thể bé đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi… hoặc những bé có hệ miễn dịch và đề kháng yếu.
Nguyên do là trẻ em sau khi mắc các bênh viêm hô hấp, cảm cúm, ho sổ mũi hoặc viêm xoang do virus gây ra.
Nếu những bệnh trên không được điều trị triệt để, cộng thêm cơ thể với sức đề kháng yếu. Thì virus sẽ lây lan xuống hai cuống phổi làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ. Phế quản tiết dịch nhầy trong phổi, gây kích thích trẻ sẽ ho nhiều, thở mệt.
Đây là nguyên nhân chính khiến cho trẻ bị bệnh viêm phế quản.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể phân ra làm ba loại tùy theo mức độ nặng nhẹ:
- Viêm tiểu phế quản: thường chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc bé hơn 2 tuổi. Bệnh này khá lành tính, trẻ có thể tự khỏi và không có biến chứng sau bệnh.
Trong những trường hợp bệnh nặng hơn thì nên đưa trẻ vào viện để quan sát kỹ và điều trị. Tránh những viêm sưng không đáng có do virus gây ra. - Viêm phế quản phổi: thường xảy ra khi bé trúng gió lạnh, ảnh hưởng đến phổi, thường xuất hiện khi trời trở lạnh đột ngột. Hoặc không khí quá ô nhiễm, gây ra vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng xâm nhập qua mũi họng và tác động đến phổi.
Bệnh này nguy hiểm hơn bởi có thể dẫn đến các biến chứng như suy hô hấp. Hoặc thậm chí tử vong nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời. - Viêm tiểu phế quản cấp: thường xảy ra khi trẻ ở độ tuổi 1-2 tuổi và vào thời điểm trời trở đông xuân. Bệnh này có diễn biến phức tạp hơn viêm tiểu phế quản. Triệu chứng cũng nguy hiểm hơn như phù nề niêm mạc phế quản, tắc hẹp ống thở… Bệnh cũng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp.
Triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Bệnh viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản phổi là bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên lại không có dấu hiệu nào thực sự rõ rệt. Những dấu hiệu đầu tiên mà các mẹ nên để ý là trẻ nhác hoặc bỏ bú, khóc vì khó thở, chán ăn, nôn ói, thậm chí là đau ngực v.v…
Các mẹ nên chú ý nếu xuất hiện cả những cơn sốt và cơn ho kéo dài đến tuần thứ 2 thì khả năng cao là trẻ đã bị viêm phế quản.
Khi cơn ho của trẻ kéo dài 2-3 tuần, thì trẻ sẽ bị đau rát cỏ họng, có đờm. Đờm thường có màu xanh, xám, hoặc xanh hơi vàng. Cùng với đó, trẻ cũng có những dấu hiệu kèm theo như đau ngực, mệt mỏi hoặc có thể bị sốt nhẹ.
Dưới đây là những triệu chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em phân thành 3 giai đoạn. Các mẹ nên ghi nhớ để có cách điều trị kịp thời:
- Giai đoạn khởi phát: trẻ bị sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi, sổ mũi, có thể dẫn đến ngạt mũi.
- Giai đoạn phát triển của bệnh: Sốt nặng hơn, xuất hiện hiện tượng thở khò khè hoặc thở bằng miệng. Da bé tím tái, xanh xao. Xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.
- Giai đoạn nguy hiểm: Bé sốt cao trên 38oC. Chân tay yếu, mềm, mệt mỏi, môi và da khô, chảy mồ hôi, bỏ ăn và khó thở. Bé ho theo cơn kéo dài (gần giống như ho gà hoặc ho lao), có thể có đờm. Bé thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh.
Da bé xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Trẻ hay bị nôn, tiêu chảy. Nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật. Mạch bé yếu nhưng tim đập nhanh.
Thông qua bài viết này, các mẹ đã có những khái niệm cơ bản về bệnh viêm phế quản. Và nắm bắt được những triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em.
Khi thấy bé có những biểu hiện, triệu chứng viêm phế quản như trên. Nên có những biện pháp chữa trị kịp thời, hoặc đưa bé đến trung tâm y tế để được khám và điều trị. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!